Fresh room, freezer, colder, med, max trong tủ lạnh là gì?

Tủ lạnh là đồ dùng mà mỗi gia đình không thể thiếu, là nơi bảo quản thức ăn tốt nhất được mọi người ưa chuộng. Có bao giờ bạn thắc mắc Fresh room, freezer, colder, med, max trong tủ lạnh là gì chưa? Sử dụng tủ lạnh đã lâu nhưng có lẽ ít ai quan tâm đến những kí hiệu này phải không. Để giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như cách sử dụng tủ lạnh tốt nhất. Hãy cùng Nội trợ giỏi tìm hiểu về những nút kí hiệu trên nhé. Chắc chắn sau khi đọc bài viết này, việc sử dụng và vận hành tủ lạnh sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Giúp tiết kiệm điện năng và bảo vệ tủ lạnh nhà bạn lâu dài.

Fresh room, freezer, colder, med, max trong tủ lạnh là gì?

Ở mỗi chiếc tủ lạnh sẽ có các ký hiệu bảng điều khiển chức năng khác nhau. Nhưng nhìn chung, đa số các bảng điều khiển đều có những cách sử dụng và chức năng sau đây:

Fresh room

Trong ngăn đá của một số tủ lạnh có một ngăn nhỏ gọi là Fresh room. Ví dụ như tủ lạnh Samsung Pebble Blue. Khi bảo quản đồ tươi sống ở ngăn này thì thực phẩm sẽ được giữ tươi ở nhiệt độ khoảng từ 1,8 đến 2,2 độ C. Ngăn này giúp cho chị em nội trợ không cần tốn thời gian rã đông khi chế biến. Tạo sự tiện lợi lại vừa an toàn khi bảo quản thực phẩm tươi sống.

Freezer

Freezer là nơi chỉnh mức gió cho ngăn mát và ngăn đông tủ lạnh. Đây là chỗ nút gạc chia gió, Freezer có chức năng giúp bạn điều chỉnh mức gió cho ngăn mát và ngăn đông khi cần thiết. Nút này sẽ nằm ở ngăn đông của tủ lạnh và được chia làm 3 chế độ điều chỉnh có kí hiệu: Max, Min, Normal.

Đối với tủ lạnh tủ lạnh Panasonic, khi bạn gạt nút trong ngăn đá trên về bên trái, tức là đang ở chế độ “REFRIGE.MAX”. Lúc này, lượng gió ưu tiên cho ngăn mát. Ngược lại nếu gạt về bên phải, chế độ “FREEZER MAX” thì gió sẽ ưu tiên cho ngăn đông. Và chế độ “NORMAL” thì sẽ chia đều cho cả 2 ngăn mát và đông.

Colder

Khi quan sát trong tủ lạnh, bạn thường thấy nút vặn ở ngăn mát hoặc ngăn đá. Đây chính là bộ điều khiển chỉnh công suất làm lạnh của cả tủ lạnh. Bạn có thể chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp nhất cho mỗi loại tủ lạnh. Nút vặn chỉnh công suất làm lạnh của tủ nằm ở ngăn mát. Thông thường được chia theo 3 mức từ 1 – 2 – 3. Ở mức số 1 là công suất làm lạnh thấp nhất, số 2 trung bình và mức số 3 là mức công suất lạnh cao nhất.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo thì bạn nên bảo quản số lượng thực phẩm vừa phải trong tủ và chọn mức làm lạnh số 2. Đối với những lúc cần làm lạnh nhanh là khi phải bảo quản quá nhiều thực phẩm. Hoặc quá ít thực phẩm trong tủ lạnh thì có thể chọn mức công suất tương ứng. Sao cho tủ lạnh điều hòa nhiệt độ phù hợp để bảo quản thực phẩm tươi lâu

Nút hiển thị led

Chức năng của bảng điều khiển đèn led trong tủ lạnh là để chỉnh nhiệt độ ngăn mát. Nếu sử dụng tủ lạnh Panasonic, để điều chỉnh nhiệt độ ngăn mát bạn hãy nhấn nút “Fridge”. Sau đó chọn các mức là: Min – Med – Max. Trong đó, mức Min là ít lạnh nhất, Max là lạnh nhất, Med là mức lạnh trung bình. Do đó, bạn cần chú ý bảng điều khiển hiển thị led này để chọn các mức mong muốn.

Tương tự, để điều chỉnh chế độ ngăn đông, bạn nhấn nút “Freezer” chọn các mức như trên là: Min – Med – Max. Lựa chọn nhiệt độ bạn muốn, nếu đèn sáng ở mức mong muốn là được. Theo đó mức Min là ít lạnh nhất và Max là lạnh nhất.

Bên cạnh đó, ở nút Freezer còn có một chế độ là làm đông nhanh. Bằng cách nhấn nút Freezer nhiều lần, đến khi đèn của nút Quick Freezing sáng lên là đã bật được chế độ làm đông nhanh rồi đấy.

Chế độ làm đông nhanh khi được bật hoạt động trong khoảng từ 60 phút – 150 phút, sau đó sẽ trở về chế độ bình thường. Thời gian này còn phải tùy thuộc vào: nhiệt độ môi trường bên ngoài, không khí, số lượng thực phẩm trong tủ lạnh, số lần mở cửa tủ lạnh,…

Cách điều chỉnh nhiệt độ/độ lạnh của tủ lạnh

Nhiệt độ của tủ lạnh phải được điều chỉnh ở hạng mức hợp lý thì mới có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi bảo quản thức ăn và tránh hao điện. Cách điều chỉnh nhiệt độ của các tủ lạnh khác nhau, tùy theo kiểu dáng và thiết đặt của nhà sản xuất.

Thiết kế nút điều chỉnh được tối giản, giúp người dùng dễ dàng nắm bắt được những chức năng cũng như cách dùng. Cụ thể, bạn cần nắm được các mẹo sau đây khi sử dụng.

  • Tìm hiểu sản phẩm, tên và chức năng các hiển thị trên bảng điều khiển. Vì các mẫu tủ lạnh mới hiện nay sẽ thiết kế bảng điều khiển với những phím bấm tương đương với chức năng của nó. Không phải tủ lạnh nào cũng được thiết kế bảng điều khiển giống nhau.
  • Thay đổi nhiệt độ của ngăn đá, ngăn làm mát trong tủ lạnh. Khi đã biết thao tác thay đổi nhiệt độ trong tủ lạnh. Bạn dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ mà không cần phải loay hoay liệu mình để chế độ đó có đúng hay không.
  • Biết sử dụng tính năng làm lạnh nhanh khi cần thiết
  • Điều khiển chế độ chuyển đổi ngăn làm đông. Khi biết mẹo này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian nếu cần làm đông gấp.
  • Cách thay đổi nhiệt độ của ngăn làm lạnh
  • Bật tính năng tiết kiệm điện (nếu có) trên bảng điều khiển. Nếu bỏ qua tính năng này, bạn có lẽ đã vô tình để hao phí một lượng lớn điện năng đó nhé.

Ngoài ra, bạn cũng có thể khóa bảng điều khiển tủ lạnh khi cần thực hiện vệ sinh.

Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh khoa học

Mỗi tầng nhiệt độ trong tủ lạnh sẽ phù hợp để những loại thực phẩm riêng biệt. Cách bảo quản thực phẩm một cách khoa học trong tủ lạnh là:

Ngăn đông: Lưu trữ thịt, cá, hải sản, đồ tươi sống. Bạn nên chia thực phẩm thành những phần nhỏ để khi lấy ra chế biến tiện lợi hơn. Bên cạnh đó, nên để riêng đồ sống với khoang nước đá dùng để uống. Tránh việc nước đá bị nhiễm bẩn và có mùi lạ.

Ngăn mát: bảo quản thức ăn đã chế biến, hay những thức ăn còn thừa.

Cánh cửa tủ: Do việc thường xuyên mở cửa tủ nên cửa tủ lạnh là nơi ít được làm mát nhất. Bạn nên để ở cửa chai nước, đồ uống, thực phẩm khô hay gia vị.

Ngăn dưới ngăn mát: Nhiệt độ ngăn này lạnh hơn ngăn mát phía trên, bạn nên bảo quản trứng, sữa, trái cây. Hoặc các loại thịt, hải sản muốn dùng nhanh trong ngày, không cần rã đông.

Lưu ý:

Hãy bọc kỹ thịt, hải sản, đồ sống vào các hộp đậy kín để tránh rỉ nước và bốc mùi. Dễ làm bẩn tủ mà còn ảnh hưởng các thực phẩm khác. Ngăn này rộng rãi nhưng cũng không nên chất quá nhiều thức ăn. Vì không khí trong tủ cần được lưu thông để làm lạnh đều toàn bộ tủ.
Hộc tủ kéo dưới cùng: Đây là nơi giữ được độ ẩm thích hợp cho các loại rau, củ, quả. Thiết kế phù hợp nhất để bảo quản các thực phẩm xanh luôn được tươi ngon.

Đối với rau và trái cây thì bạn nên để riêng biệt. Bởi vì một số loại trái cây khi chín sẽ tỏa ra khí ethylene (như quả táo, đào, lê, chuối…). Khí này có thể làm vàng lá rau hoặc làm củ nhanh mọc mầm hơn

Trên đây là những chia sẻ, giải thích về những ký hiệu trong tủ lạnh. Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ Fresh room, freezer, colder, med, max trong tủ lạnh là gì. Từ đó biết cách sử dụng tối ưu nhất cho chiếc tủ lạnh nhà mình.

Leave a Comment