Nước chanh sả gừng có tác dụng gì, uống nhiều có tốt không?

Tin đồn về nước chanh sả gừng có thể chữa nhiều bệnh đặc biệt là diệt virus Sars-CoV2 đã làm cho không ít người tò mò về loại nước này. Để giải đáp cho mọi người về nước chanh sả gừng có tác dụng gì? Nếu uống nhiều có tốt không? Nội trợ giỏi đã chắt lọc những thông tin chính thống về nước chanh sả gừng. Hãy đọc bài viết này để cập nhật thông tin đúng về loại nước đang “Hot” rần rần trên mạng xã hội này bạn nhé!

Nước chanh sả gừng có tác dụng gì?

Để biết nước chanh sả gừng có tác dụng gì, chúng ta cần nắm rõ các đặc điểm, tác dụng của mỗi thành phần trong loại nước này. Gừng, chanh, sả là các gia vị rất quen thuộc của mỗi gia đình Việt. Chúng dùng làm nguyên  liệu, gia vị để chế biến thức ăn, pha nước uống.  Cụ thể mỗi loại có lợi ích sau:

Chanh

Quả chanh có tên gọi là Citrus aurantifolia, trong chanh chứa hàm lượng lớn vitamin C và các vitamin khác.… Nhưng những người có bệnh lý về dạ dày nên cân nhắc sử dụng phù hợp. Do vị chua của chanh gây ảnh hưởng đến dạ dày, làm tăng lượng axit trong dạ dày. 

Còn đối với người bình thường, chanh có vị chua, tính mát. Nó có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiêu hóa, còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, chanh giúp ngăn ngừa cảm lạnh, các bệnh cảm cúm và giảm stress hiệu quả. Uống một cốc nước chanh khi mệt mỏi tạo tinh thần thoải mái, nhiều năng lượng. 

Trong thành phần của chanh có một lượng kali dồi dào, giúp phòng ngừa bệnh cao huyết áp, chống oxy hóa và hỗ trợ thải độc cho cơ thể. Đồng thời, giảm đau họng, hỗ trợ hạ sốt nhanh. Vỏ chanh chứa tinh dầu giúp thư giãn mạch máu khi cơ thể ở trạng thái căng thẳng.

Sả

Sả có tên gọi tiếng anh là Cymbopogon nardus Rendl và sả chanh thì được gọi là Cymbopogon flexuosus. Stapf.  Thành phần chủ yếu của sẻ là tinh dầu, vị cay nhẹ, mùi thơm, tính ấm. Tinh dầu sả hỗ trợ tiêu hóa, khai vị. Ngoài ra, còn được sử dụng để xoa bóp, giảm đau và trị phong tê thấp.

Trong Đông y, sả là một vị thuốc có tác dụng giải độc cơ thể. Với khả năng tiết mật và gia tăng thải độc thông qua đường tiêu hóa hay qua đường tiết niệu. Sả  dùng chữa bệnh cảm sốt, còn giúp hạ khí, tiêu đờm, đầy hơi, đau bụng và buồn nôn rất hiệu quả. 

Gừng

Tên gọi tiếng anh của gừng là Zingiber offcinale Rosc, có tác dụng chữa ngoại cảm, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, đàm ẩm trong họng sinh ho. Tuy nhiên, không nên sử dụng nhiều gừng, vì tính cay nóng của gừng làm tác động đến dạ dày và tiêu hóa. 

Tác dụng của nước chanh sả gừng

Bài thuốc gừng, chanh, sả được dùng để ngăn ngừa hoặc chữa trị nCoV được lan truyền trên mạng nhanh chóng. Tuy nhiên những thông tin nàu đều không có cơ sở khoa học. Chưa có nghiên nào hay phát hiện khoa học nào cho thấy những thực phẩm này có khả năng ức chế virus. Bất kể là chủng virus nào, và đặc biệt đối với virus Sar-CoV2. Do đó, nếu sử dụng nước chanh sả gừng không đúng cách sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe. Đặc biệt là người cao tuổi, người bị tăng huyết áp.

Trong Y học cổ truyền, các thầy thuốc Đông y dùng để cải thiện sức khỏe khi bị cảm cúm. Tăng cường sức đề kháng trong thời điểm giao mùa, thời tiết chuyển biến. Liều lượng dùng với mỗi người cũng khác nhau, tùy thuộc cơ địa, tình trạng sức khỏe hiện tại.

Uống nhiều nước chanh sả gừng có tốt không?

Nước chanh sả gừng có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Nhưng nếu bạn lạm dụng và uống quá nhiều loại nước này cũng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, hoặc phản tác dụng.  Nên tránh uống nhiều vào lúc đói vì khi đói nước chanh sả gừng gây ảnh hưởng cho dạ. Nếu uống quá nhiều có thể gây nên hiện tượng nóng trong, ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Thời điểm nên uống nước chanh sả gừng

Trong gừng có chứa chất Cineole, chất này sẽ giúp giải tỏa tình trạng stress, căng thẳng. Trị chứng nhức nửa đầu, giúp tinh thần sảng khoái, khi ngủ sẽ sâu giấc hơn. Thời điểm tốt nhất để uồng nước chanh sả gừng phát huy tác dụng tốt nhất là vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Không nên uống vào buổi tối. Ngoài ra, bạn cũng nên uống nước chanh gừng sả sau bữa ăn, tầm khoảng 30 phút để không làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Hướng dẫn nấu nước chanh sả gừng đúng cách

Chanh sả là loại gia vị, thực phẩm, nguyên liệu dùng để thải độc cho cơ thể rất tốt. Nước chanh sả gừng giúp tăng sức đề kháng hiệu quả khi sử dụng đúng cách.

Chuẩn bị nguyên vật liệu

  • 1 trái chanh
  • 2-3 cây sả
  • 50 gr gừng
  • 20-40 gr đường phèn
  • 1 chút xíu muối

Thực hiện

Bước 1: Bỏ phần vỏ già bên ngoài của cây sả, cắt bỏ luôn phần lá xanh ở trên (phần lá này bạn có thể tận dụng nấu nước sả để xông hơi). Đem đi rửa sạch, cắt khúc khoảng 7 – 10cm rồi đập dập vừa phải, không đập quá nát. Gừng rửa sạch đất bên ngoài, giữ nguyên vỏ. Thái lát khoảng 0,5cm rồi cũng đập dập.

Bước 2: Cho 1,5 lít nước vào nồi, thêm đường phèn vào nước. Bật lửa lớn, nấu đến khi đường phèn tan và nước sôi.

Bước 3: Sau khi nước đường sôi cho sả đập dập vào nồi, nấu 5 phút. Tiếp tục bỏ gừng đập dập vào và thêm nhúm muối nhỏ. Nấu thêm khoảng 1 phút rồi sau đó tắt bếp nghỉ.

Bước 4: Để nguyên nồi trên bếp, đậy nắp để nguội 30 phút. Sau đó, vớt hết phần xác trong nồi bỏ đi. Đem nước sả gừng lọc lại phần nước qua rây một lần nữa để loại bỏ phần cặn nhỏ. 

nau-nuoc-chanh-sa-gung

Bước 5: Sau khi đã để nước gừng + sả nguội hẳn, lúc này bạn mới cho thêm nước cốt chanh vào. Theo vào khẩu vị riêng mà bạn có thể thêm bớt lượng nước cốt chanh tùy thích. Nếu bạn uống ngọt hơn hoặc nếm thấy chưa đủ ngọt. Bạn có thể pha thêm chút đường nhưng chú ý đừng uống quá ngọt vì đường nhiều sẽ không tốt. Nước chanh sả gừng có thể dùng uống liền sau khi làm xong. Bạn hãy thêm đá để uống mát hơn hay giữ lạnh trong ngăn mát tủ lạnh từ 2 – 3 ngày để dùng dần.

Một số cách nấu nước chanh sả thơm ngon khác

Ngoài cách nấu nước chanh sả gừng tăng sức đề kháng, bạn cũng có thể nấu nước chanh sả kèm thêm những nguyên liệu khác. Để có một món nước ngon, thanh lọc cơ thể mà còn phù hợp với sở thích của bạn.

Nấu nước chanh sả gừng mật ong

Nguyên liệu cần chuẩn bị 

  • 3 quả chanh
  • 5 cây sả
  • 1 củ gừng tươi
  • 2,5 lít nước lọc
  • 100ml mật ong nguyên chất

Nấu nước chanh sả gừng mật ong

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu gừng và sả. 

–  Bỏ phần vỏ già bên ngoài của cây sả, cắt bỏ luôn phần lá xanh ở trên (phần lá này bạn có thể tận dụng nấu nước sả để xông hơi). Đem đi rửa sạch, cắt khúc khoảng 7 – 10cm rồi đập dập vừa phải, không đập quá nát. 

– Gừng rửa sạch đất bên ngoài, giữ nguyên vỏ. Thái lát khoảng 0,5cm rồi cũng đập dập.

Bước 2: Dùng 2,5 lít nước lọc cho vào nồi đun cùng với một lượng mật ong phù hợp (lượng mật ong tùy khẩu vị của mỗi người mà có thể tăng giảm). Nước sôi và lượng mật ong cũng đã tan, tiếp tục cho thêm gừng vào nồi và đun thêm khoảng 2 phút. Tiếp đến là cho sả cắt khúc đã đập dập vào đun tiếp, khoảng 5 phút rồi tắt bếp để nguội.

Bước 3: Đậy nắp vung cho nồi và để om nồi nước này khoảng tầm 30 phút. Khi thấy nước đã nguội thì mới vắt chanh vào, khuấy đều lên. Lúc này, nồi nước chanh sả gừng mật ong đã hoàn thành, bạn múc ra ly rồi trang trí thêm vài lát chanh vào là có thể thưởng thức được rồi.

Nước chanh sả gừng mật ong có hương thơm dễ chịu thoang thoảng mùi mật ong. Sử dụng vào buổi sáng sau khi ăn 30 phút sẽ rất tốt cho sức khỏe. Đây chắc chắn sẽ là một thức uống thanh nhiệt tuyệt vời cho những ngày hè nắng nóng đấy.

Kết luận

Không phải bất cứ loại cây nào được xem là thuốc nam thì sẽ có tác dụng chữa bệnh. Nếu kết hợp không đúng các loại thảo dược sẽ tạo ra độc tính cao gây nguy hiểm tới tính mạng của con người. Cộng với việc, nhiều người lại cho rằng các bài thuốc từ các loại cây cỏ thiên nhiên thì hoàn toàn không có tác dụng phụ, do là cây tự nhiên thì khi dùng càng nhiều sẽ càng tốt. Đây là ý kiến, quan niệm hoàn toàn sai lầm của không ít người. 

Vì vậy, chúng ta nên có những hiểu biết nhất định và đúng khi dùng thuốc nam. Và nên nghe tư vấn, tham khảo từ các thầy thuốc đông y về công dụng và hiệu quả của các bài thuốc thảo dược. Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, hãy trân trọng, giữ gìn và bảo vệ. Góp phần nâng cao sức khỏe, chống dịch Covid bằng cách thực hiện biện pháp 5k. Tuân thủ quy định và các chỉ thị ban hành của Nhà nước để sớm đẩy lùi dịch bệnh.

 

Leave a Comment